Nghệ An có nhiều loại khoáng sản khác nhau, phân bố
tập trung, có trên địa bàn nhiều huyện. Các loại khoáng sản của Nghệ An có chất
lượng cao, nguyên liệu chính gần nguyên liệu phụ, gần đường giao thông nên rất
thuận lợi cho phát triển sản xuất xi măng, gốm sứ, bột đá siêu mịn, gach lát,
sản phẩm thủ công mỹ nghệ...
II.3.1. Đá xây dựng:
Đá xây dựng ở Nghệ An phân bố khá đồng đều trên hầu
hết các huyện, chất lượng tốt, bao gồm nhiều chủng loại khác nhau với tổng trữ
lượng khoảng 05 tỷ tấn.
* Đá
Riolit: Phân bố ở nhiều huyện như: Đô Lương, Hưng
Nguyên, Nghi Lộc, Nam Đàn, Thanh Chương. Đá riolit có cường độ kháng nén cao
(>1000 Kg/cm2), có thể sử dụng rất tốt trong xây dựng. Một số điểm tập trung
như Khu Mỹ Sơn, Nhân Sơn (Đô Lương), Hưng Yên, Hưng Tây (Hưng Nguyên); Nghi
Công Nam, Nghi Yên, Nghi Lâm, Nghi Vạn, Nghi Kiều (Nghi Lộc); Thanh Ngọc (Thanh
Chương) với tổng trữ lượng khoảng 262 triệu m3.
* Đá
Granit: Phân bổ ở huyện Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Con
Cuông, Anh Sơn, trong đó đặc trưng nhất là khối granit Phu Loi - huyện Tân Kỳ
và Bản Gié - huyện Quỳ Hợp. Đá Granit có cường độ kháng nén cao (>1000
Kg/cm2), hiện nay mới khảo sát khối Bản Gié - huyện Quỳ Hợp có trữ lượng 100
triệu m3.
* Đá vôi
xây dựng: Phân bổ ở hầu hết các huyện trong toàn
tỉnh. Các mỏ đá vôi và đá vôi đôlômit hoá có thành phần CaO thấp, MgO cao và
không ổn định, không đảm bảo chất lượng để sản xuất ximăng, nhưng có thể sử
dụng làm đá xây dựng. Trữ lượng đá vôi xây dựng rất lớn khoảng gần 2361 triệu m3.
* Cát kết: đã khảo sát 4 mỏ với trữ lượng 329 triệu m3. Lớn nhất
là mỏ cát kết núi Cấm: 250 triệu m3. Cát kết có cường độ kháng nén trung bình
750-900 Kg/cm2, có thể khai thác các khối có kích thước 1 x 1 x 1m.
* Laterit: đã khảo sát 7 mỏ với trữ lượng 25,82 triệu m3.
Laterit có cường độ kháng nén thấp 18-20 Kg/cm2, có thể khai thác làm vật liệu
xây.
II.3.2. Đá vôi và sét làm xi măng:
Với tiềm năng sẵn có, Nghệ An có đủ điều kiện để phát
triển mạnh ngành sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là sản xuất xi măng. Qua
một số khu vực mỏ đã khảo sát, trữ lượng đá vôi làm xi măng của Nghệ An khoảng
04 tỷ tấn. Đá vôi sản xuất xi măng ở Nghệ An có chất lượng tốt, phân bố trên
nhiều huyện. Trữ lượng này cho phép hàng năm sản xuất xi măng ở mức 15 đến 20
triệu tấn, nhưng hiện nay chỉ mới ở mức trên 2 triệu tấn/năm. Dưới đây là một
số vùng có trữ lượng đá vôi lớn tập trung như sau:
* Vùng Hoàng Mai: đã thăm dò 2 mỏ là Hoàng Mai A và Hoàng Mai
B với trữ lượng 338 triệu tấn. Chất lượng các mỏ này đạt tiêu chuẩn sản xuất
ximăng (CaO=51-53%; MgO=1,56%).
* Vùng Tân Thắng - Quỳnh Lưu: ước tính ban đầu cho thấy vúng này có trữ
lượng khoảng 200 triệu tấn đá vôi và 25 triệu tấn đá sét làm nguyên liệu sản
xuất xi măng.
* Vùng Anh Sơn - Đô
Lương: Trữ lượng đá vôi rất lớn, dự báo trên 300 triệu tấn. Tuy nhiên, đến nay
mới có 4 mỏ được khảo sát với tổng trữ lượng 157 triệu tấn. Chất lượng đá vôi
vùng Anh Sơn rất tốt (CaO>54%; MgO < 1%), điều kiện giao thông thuận lợi.
* Vùng Tân Kỳ: Đây là vùng có trữ lượng đá
vôi và đá sét tập trung rất lớn. Trữ lượng đá vôi lên đến trên 2,7 tỷ tấn và đá
sét là khoảng 760 triệu tấn.
Ngoài 2 vùng
có trữ lượng lớn trên, đá vôi còn phân bố rải rác ở các huyện khác như Quỳ
Châu, Quỳ Hợp, Yên Thành, Diễn Châu ...
Bên cạnh nguồn đá
vôi làm xi măng, Nghệ An cũng có đá sét làm xi măng phân bố ở các huyện Nghĩa
Đàn, Quỳnh Lưu, Anh Sơn, Đô Lương, Tân Kỳ với tổng trữ lượng khoảng 1,2 tỷ tấn.
Hiện trạng một số mỏ đá vôi xi măng
trên địa bàn tỉnh
TT
|
Tên mỏ
|
Địa điểm
(huyện)
|
Trữ lượng (triệu tấn)
|
Thành phần hoá học (%)
|
CaO
|
MgO
|
MKN
|
1
|
Hoàng Mai A
|
Quỳnh Lưu
|
205,448
|
53,4
|
0,15
|
42,56
|
2
|
Hoàng Mai B
|
Quỳnh Lưu
|
132,646
|
53,59
|
1,56
|
42,42
|
3
|
Tân Thắng
|
Quỳnh Lưu
|
500,000
|
Chưa có đánh giá cụ thể
|
4
|
Bài Sơn – Hồng Sơn
|
Đô Lương
|
362,856
|
53,9
|
1,93
|
42,70
|
5
|
Tràng Sơn
|
Đô Lương
|
44,552
|
48,2-52,5
|
0-4,25
|
39,76-43,31
|
6
|
Kim Nhan
|
Anh Sơn
|
218,572
|
53,73-55,98
|
0,15-1,7
|
43,5-43,9
|
7
|
Long Sơn
|
Anh Sơn
|
41,565
|
54,49
|
0,98
|
-
|
8
|
Lèn Mây
|
Anh Sơn
|
40,000
|
54-55
|
0,4-0,9
|
-
|
9
|
Lèn Rỏi
|
Tân Kỳ
|
2.782
|
52,5
|
1,03
|
42,09
|
II.3.3. Cát, sỏi và các mỏ sét gạch ngói làm vật liệu xây
dựng và đất san lấp:
Với nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có, Nghệ An có đủ điều
kiện để khai thác và phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Dưới đây là
một số vùng có trữ lượng cát sỏi, mỏ sét làm gạch ngói và đất san lấp đã được
quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng:
* Cát sỏi: Tập trung ở điểm hầu hết trên tất cả các
huyện trong tỉnh gồm: Quế Phong, Quy Châu, Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳ Hợp, Nghĩa
Đàn, Thị xã Thái Hòa, Quỳnh Lưu, Con Cuông, Tân Kỳ, Yên Thành, Diễn Châu, Anh
Sơn, Dô Lương, Thanh Chương, Nghi Lộc, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Tp Vinh với trữ
lượng đã được quy hoạch 24,3 triệu m3 và tài nguyện dự trữ là 36,31 triệu m3
* Mỏ sét gạch ngói: Tập trung ở điểm hầu hết trên tất cả các
huyện trong tỉnh gồm: Quế Phong, Quy Châu, Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳ Hợp, Nghĩa
Đàn, Thị xã Thái Hòa, Con Cuông, Tân Kỳ, Yên Thành, Diễn Châu, Anh Sơn, Dô
Lương, Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu với trữ lượng đã được quy
hoạch 39,6 triệu m3 và tài nguyện dự trữ là 55,1 triệu m3
* Đất san lấp: Tập trung ở điểm hầu hết trên tất cả các
huyện trong tỉnh gồm: Quỳ Châu, Tương Dương,
Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Thị xã Thái Hòa, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Nam Đàn, Hưng
Nguyên với trữ lượng đã được quy hoạch 87,1 triệu m3 và tài nguyện dự trữ là
32,6 triệu m3.
II.3.4. Đá trắng :
Trên cơ sở tài nguyên đã điều tra và tình hình phát triển
cơ sở hạ tầng trên địa bàn, vùng tài nguyên đá vôi trắng có thể phân thành 4
vùng chính gồm:
Vùng I: Thuộc xã Châu Hồng và xã Liên Hợp (Quỳ Hợp) có đá hoa
calcit màu trắng của vùng có tiềm năng lớn và chất lượng tốt, hạ tầng giao
thông thuận lợi.
Vùng II: Thuộc xã Châu Lộc và xã Đồng Hợp (Quỳ Hợp)
Vùng III: Thuộc xã Châu Cường và Châu Quang (Quỳ Hợp). Đây là vùng
có diện tích phân bố đá hoa trắng lớn và chất lượng tốt.
Vùng IV: Thuộc 1 phần xã Châu Quang, Châu Lộc, Châu Đình (Quỳ
Hợp). Đặc điểm vùng này có diện phân bố đá hoa rộng. Tại đây có hai loại đá
hoa: đá hoa calcit và đá hoa dolomit. Đá hoa calcit màu trắng là khoáng chất
công nghiệp có 694,52 triệu tấn trong đó cấp C1+C2 là 123,14 triệu tấn, tài
nguyên cấp P1+P2 là 571,11 triệu tấn; Đá hoa Dolomit màu trắng, trắng xám là
khoáng chất công nghiệp nghèo MgO (nhỏ hơn 20%) tài nguyên cấp P1 + P2 là:
114,496 triệu tấn.
II.3.5. Cao lanh và sét làm gốm:
Đã
khảo sát 5 mỏ sét gốm với trữ lượng
khoảng 01 tỷ tấn và 4 mỏ cao lanh với trữ lượng 820.350 tấn. Ở những mỏ
đã khảo sát cho thấy, cao lanh và sét gốm của Nghệ An có quy mô nhỏ, chất lượng
không cao, dùng để làm nguyên liệu sản xuất các loại gốm sứ thông thường.
Một số mỏ cao lanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An
TT
|
Tên mỏ
|
Địa điểm
|
Trữ lượng (tấn)
|
1
|
Nghi Lâm - Nghi Văn
|
Huyện Nghi Lộc
|
33.000
|
2
|
Nhân
Sơn
|
Huyện Đô Lương
|
C1+C2=32.350
|
3
|
Đại
Sơn - Trù Sơn
|
Huyện Đô Lương
|
C1+C2=755.000
|
4
|
Túng
Khang
|
Huyện Quỳ Châu
|
Điểm khoáng
|
II.3.6.
Đá Mable:
Cho
đến nay, đã khảo sát 12 mỏ với trữ lượng 326,138 triệu m3. Các mỏ đá ốp lát đã
được khảo sát bao gồm đá vôi hoa hoá, dăm kết, cuội kết và granit.
* Đá vôi
hoa hoá: đã khảo sát 8 mỏ với trữ lượng 299,123
triệu m3. Đá hoa có nhiều màu: đen, xám trắng, trắng sữa thuần
khiết, xanh vân trắng, vân màu... Đá hoa Làng Đò (huyện Quỳ Hợp) đã được nghiên
cứu từ năm 1973 cùng với việc tìm kiếm đá ốp lát cho xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ
Chí Minh và đã được khai thác trên 20 năm. Độ nguyên khối của đá hoa thường đạt
0,5 - 0,8 m3. Đá hoa Làng Đò có những khối kích thước lớn 3 x 1,5 x
1 m được sử dụng trong nghệ thuật kiến trúc, tạo hình...
* Dăm kết,
cuội kết: đã khảo sát ba mỏ với trữ lượng 22,025
triệu m3. Đá có nhiều
màu sắc khác nhau: xanh lá cây, xanh lá mạ, xám đen, nâu... khối có kích thước
1 x 1 x 1 m. Hệ số thu hồi đạt 20 - 25%.
Hiện trạng một số mỏ đá Mables tại Nghệ An
TT
|
Tên mỏ
|
Địa điểm
|
Trữ lượng
(triệu m3)
|
1
|
Đá
hoa Lèn Mống
|
Huyện
Nghĩa Đàn
|
40
|
2
|
Đá
hoa Làng Đò
|
Huyện
Quỳ Hợp
|
6,66
|
3
|
Đá
hoa Kẻ Sợi
|
Huyện
Quỳ Hợp
|
7,5
|
4
|
Đá hoa Châu Cường
|
Huyện
Quỳ Hợp
|
C1=16,123
|
5
|
Đá
vôi đen Trù Sơn
|
Huyện
Đô Lương
|
54
|
6
|
Đá
hoa Lèn 2/9
|
Thị trấn Con Cuông
|
4,5
|
7
|
Đá
hoa Làng Pha
|
Thị trấn Con Cuông
|
170
|
8
|
Đá
vôi đen Tân Lập
|
Thị trấn Con Cuông
|
C1+C2=0,33
|
9
|
Dăm
kết vôi đen Tân An
|
Huyện
Quỳnh Lưu
|
0,025
|
10
|
Cuội
kết Lèn Chiền
|
Huyện
Quỳnh Lưu
|
2
|
11
|
Cuội kết vôi Hoàng Mai
|
Huyện
Quỳnh Lưu
|
20
|
12
|
Granit
Phu Loi
|
Huyện
Tân Kỳ
|
5
|
|
Tổng
cộng:
|
|
326,138
|
II.3.7.
Than:
Là
nguồn khoáng sản quan trọng của tỉnh Nghệ An. Cho đến nay có nhiều mỏ, điểm
thiếc gốc và sa khoáng được phát hiện các mỏ, điểm, tập trung ở 3 vùng chính là
Quế Phong, Quỳ Hợp và Tân Kỳ.
Một
số mỏ than trên địa bàn tỉnh Nghệ An
TT
|
Tên mỏ
|
Địa điểm
|
Trữ lượng (tấn)
|
Ghi chú
|
1
|
Phu
Sáng
|
Xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn
|
C2:915.000
|
Quy
mô nhỏ phục vụ nhu cầu địa phương
|
2
|
Việt
Thái
|
Xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Đàn
|
C2:183.377
P1:44.816
|
Trước
đây có khai thác, nay đã ngừng
|
3
|
Cửa
Rào
|
Xã Thạch Giám, huyện Tương Dương
|
Dự
báo khoảng
1.500
|
Quy
mô nhỏ phục vụ nhu cầu địa phương
|
4
|
Khe
Bố
|
Xã Tam Quang, huyện Tương Dương
|
C1:1.320.000
C2:898.000
|
Trước
đây có khai thác, nay đã ngừng
|
5
|
Đôn
Phục
|
Xã Đôn Phục, huyện Con Cuông
|
C2:510.000
|
Trước
đây có khai thác, nay đã ngừng
|
II.3.8.
Đá Bazan:
Đá
Bazan phân bố chủ yếu tại Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu với diện tích khoảng 200
km2. Phần khoáng sản có điều kiện khai thác tương đối thuận lợi có
diện tích gần 26 km2. Trữ lượng
dự báo toàn vùng khoảng 260 triệu m3.
Đá bazan có thành phần hoá học trung bình: SiO2 = 42,5 - 45 (%); Al2O3
= 15 (%); Fe2O3 = 12 (%); MgO = 6 - 7 (%).
Loại bazan đặc xít có cường độ trên 2.000 KG/cm2
có thể sử dụng rất tốt làm các loại đá xây dựng.
Loại bazan bọt có tỷ lệ độ rỗng cao (đến 79%) có thể
làm cốt liệu bê tông nhẹ, vật liệu cách âm, cách nhiệt, phụ gia cho xi măng.
Đến nay, đã khảo sát 3 mỏ đá bazan (đều ở Thị xã Thái
Hoà) với tổng trữ lượng 111,054 triệu m3, trong đó: bazan đặc xít là
107,000 triệu m3; bazan bọt là 4,054 triệu m3. Mỏ bazan
bọt có trữ lượng lớn nhất là Hòn Nghén (đồi Trọc) ở huyện Nghĩa Đàn có trữ
lượng cấp C1 + C2 = là 3,4 triệu m3.
Hiện trạng
một số mỏ Bazal trên địa bàn tỉnh Nghệ An
TT
|
Tên mỏ
|
Địa điểm
|
Trữ lượng
(triệu m3)
|
1
|
Hòn
Nghén
|
Thị
xã Thái Hoà
|
C1 + C2 = 103,400
|
2
|
Làng
Cầu
|
Thị
xã Thái Hoà
|
7,500
|
3
|
Hòn
Mư
|
Thị
xã Thái Hoà
|
0,154
|
II.3.9.
Thiếc :
Là
nguồn khoáng sản quan trọng của tỉnh Nghệ An. Các mỏ, điểm tập trung ở 3 vùng
chính là Quế Phong, Quỳ Hợp và Tân Kỳ.
Một
số mỏ thiếc trên địa bàn tỉnh Nghệ An
TT
|
Tên mỏ
|
Trữ lượng (tấn)
|
Ghi chú
|
A
|
Vùng Q.Phong
|
|
|
1
|
Mỏ Na Lịt
|
P1:8.280
P2:5.000
|
Chưa có số liệu cấp C2
|
2
|
Na Ca (1)
|
C1 +
C2:2.394
|
Đã cấp cho
Công ty Khoáng sản Nghệ An
|
3
|
Na Ca (2)
|
B + C1 +
C2: 13.326
|
Đã cấp cho Cty kim loại màu Nghệ Tĩnh
|
4
|
Liên hợp
|
C1 + C2:
646
|
|
5
|
Bản Hang
|
Khoảng 100
tấn (casiterit)
|
Điểm nhỏ
|
6
|
Nậm Giải
|
101 tấn
(casiterit)
|
|
B
|
Vùng Quỳ Hợp, Quỳ Châu
|
|
|
1
|
Bản Cô
|
C1 + C2:
2.761 tấn (casiterit)
|
|
2
|
Bản Poòng
|
C1 + C2:
6.578 tấn (casiterit)
|
|
3
|
Bản Hạt
|
C1 + C2:
16.360 tấn (casiterit)
|
Đã cấp cho Cty kim loại màu Nghệ Tĩnh
|
4
|
Sông Con
|
|
|
5
|
Khe Đỗ
|
|
|
6
|
PaLom-Ca Đoi
|
P1: 3.700
|
|
C
|
Vùng Tân Kỳ - Quỳ Hợp
|
|
|
1
|
Làng Đông
|
C2 + P1:
2.517
|
|
2
|
Làng Sòng
|
1.200 tấn
(casiterit)
|
|
3
|
Kẻ Tằng
|
459 tấn Sn,
850 tấn (casiterit)
|
|
|