1.
Đối tượng không chịu thuế: (Điều 3 Nghị định 209/2013/NĐ-CP và Nghị định 12/2015/NĐ-CP)
1. Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng thực hiện theo
quy định tại Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.
a). Đối với các sản phẩm quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật
thuế giá trị gia tăng qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch,
phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh và các hình thức
bảo quản thông thường khác.
b). Phân bón; thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và
thức ăn cho vật nuôi khác, bao gồm các loại sản phẩm đã qua chế biến hoặc chưa
qua chế biến như cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương, bột tôm, các
loại thức ăn khác dùng cho gia súc, gia cầm, thủy sản và vật nuôi khác, các
chất phụ gia thức ăn chăn nuôi (như premix, hoạt chất và chất mang).
c).Tàu đánh bắt xa bờ; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục
vụ cho sản xuất nông nghiệp gồm: Máy cày; máy bừa; máy phay; máy rạch hàng; máy
bạt gốc; thiết bị san phẳng đồng ruộng; máy gieo hạt; máy cấy; máy trồng mía;
hệ thống máy sản xuất mạ thảm; máy xới, máy vun luống, máy vãi, rắc phân, bón
phân; máy, bình phun thuốc bảo vệ thực vật; máy thu hoạch lúa, ngô, mía, cà
phê, bông; máy thu hoạch củ, quả, rễ; máy đốn chè, máy hái chè; máy tuốt đập
lúa; máy bóc bẹ tẽ hạt ngô; máy tẽ ngô; máy đập đậu tương; máy bóc vỏ lạc; xát
vỏ cà phê; máy, thiết bị sơ chế cà phê, thóc ướt; máy sấy nông sản (lúa, ngô,
cà phê, tiêu, điều...), thủy sản; máy thu gom, bốc mía, lúa, rơm rạ trên đồng;
máy ấp, nở trứng gia cầm; máy thu hoạch cỏ, máy đóng kiện rơm, cỏ; máy vắt sữa
và các loại máy chuyên dùng khác.
2. Một số dịch vụ quy định tại Khoản 8 Điều 5 Luật thuế
giá trị gia tăng và Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
a) Dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức: Cho vay; Chiết
khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác; Bảo
lãnh; Cho thuê tài chính; Phát hành thẻ tín dụng; Bao thanh toán trong nước;
bao thanh toán quốc tế; Bán tài sản bảo đảm tiền vay; Cung cấp thông tin tín
dụng theo quy định của Luật Ngân hàng nhà nước; Hình thức cấp tín dụng khác
theo quy định của pháp luật.
b) Dịch vụ cho vay của người nộp thuế không phải là tổ
chức tín dụng;
c) Kinh doanh chứng khoán
d) Chuyển nhượng vốn
đ) Bán nợ.
e) Kinh doanh ngoại tệ.
g) Bán tài sản bảo đảm của khoản nợ của tổ chức mà Nhà
nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ
chức tín dụng Việt Nam.
3. Dịch vụ khám, chữa bệnh quy định tại Khoản 9 Điều 5
Luật thuế giá trị gia tăng
4. Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây
xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ.
5. Vận chuyển hành khách công cộng quy định tại Khoản 16
Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng gồm vận chuyển hành khách công cộng bằng xe
buýt, xe điện theo các tuyến trong nội tỉnh, trong đô thị và các tuyến lân cận
ngoại tỉnh theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác
chưa chế biến thành sản phẩm khác.
7. Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức
doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống.
2.Thuế suất 0%: (Khoản 1, Điều 6, Nghị định 209/2013/NĐ-CP)
Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất
khẩu, vận tải quốc tế, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế giá trị gia
tăng quy định tại Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 1 Điều 1 của Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu.
a) Đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm: Hàng hóa xuất khẩu
ra nước ngoài, bán vào khu phi thuế quan; công trình xây dựng, lắp đặt ở nước
ngoài, trong khu phi thuế quan; hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở
ngoài Việt Nam; phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện,
máy móc thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; xuất khẩu
tại chỗ và các trường hợp khác được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp
luật.
b) Đối với dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng
trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan và
tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, tiêu dùng trong khu phi thuế quan.
c) Vận tải quốc tế quy định tại khoản này bao gồm vận tải
hành khách, hành lý, hàng hóa theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc
từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài. Trường hợp,
hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế
bao gồm cả chặng nội địa.
3. Thuế suất 5%: (Khoản 2, Điều 6, Nghị định 209/2013/NĐ-CP và Nghị định 12/2015/NĐ-CP)
Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ quy
định tại Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 3 Điều 1 Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng. Một số trường hợp áp
dụng mức thuế suất 5% được quy định cụ thể như sau:
a) Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt quy định tại
Điểm a Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng không bao gồm các loại nước
uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác thuộc diện áp dụng
mức thuế suất 10%.
b) Các sản phẩm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 Luật
Thuế giá trị gia tăng bao gồm:
- Quặng để sản xuất phân bón là các quặng làm nguyên liệu
để sản xuất phân bón;
- Thuốc phòng trừ sâu bệnh bao gồm thuốc bảo vệ thực vật
và các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khác;
- Các chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng
c) Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác
quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng bao gồm các loại
sản phẩm đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến như: Cám, bã, khô dầu các loại,
bột cá, bột xương.
d) Dịch vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm quy định tại Điểm d
Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng gồm: Phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt,
cắt lát, xay sát, bảo quản lạnh, ướp muối và các hình thức bảo quản thông
thường khác.
Đ) Thực phẩm tươi sống quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 8
Luật thuế giá trị gia tăng gồm các loại thực phẩm chưa được làm chín hoặc chế
biến thành các sản phẩm khác. Lâm sản chưa qua chế biến quy định tại Điểm g
Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng bao gồm các sản phẩm rừng tự nhiên
khai thác thuộc nhóm: Song, mây, tre, nứa, nấm, mộc nhĩ; rễ, lá, hoa, cây làm
thuốc, nhựa cây và các loại lâm sản khác.
e) Sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất
thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh quy định tại Điểm 1 Khoản 2 Điều 8 Luật thuế
giá trị gia tăng.
g) Nhà ở xã hội quy định tại Điểm q Khoản 2 Điều 8 Luật
thuế giá trị gia tăng và Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật thuế giá trị gia tăng là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các
thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và đáp ứng các tiêu chí về nhà ở, về giá bán
nhà, về giá cho thuê, về giá cho thuê mua, về đối tượng, điều kiện được mua,
được thuê, được thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.
|